CÔNG VIỆC CỦA MỘT KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Xem: 993 | Cật nhập: 1/9/2020 10:56:53 AM | RSS

1. Công việc đầu năm mà kế toán cần phải làm


Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước. Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1, còn theo quý thì là 30/1

  • Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm.

+ Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1.

+ Nếu là công ty mới thành lập thì nộp tờ khai và thuế môn bài trong vòng 30 ngày, kể từ khi có giấy phép kinh doanh.
+ Nếu công ty có thay đổi về vốn, thì thời hạn cuối cùng nộp tờ khai thuế môn bài là 31/12 năm có thay đổi

  • Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề
  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước liền kề
  • Nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3

2. Công việc kế toán phải làm hằng ngày

  • Ghi chép, thu thập, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán:

+ Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa,… Thì công việc của kế toán là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán.
+ Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp không, có hợp lệ, hợp lý hay không
+ Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai, hóa đơn bất hợp pháp, kế toán phải xử lý ngay theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC và các văn bản pháp luật liên quan
+ Lập phiếu thu, phiếu chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… cần thiết trong ngày

  • Vào sổ quỹ, sổ tiển gửi, và các sổ sách cần thiết khác

+ Lưu ý: Những chứng từ không dùng ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 5 năm
+ Những chứng từ để ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 10 năm
+ Những chứng từ, hồ sơ đặc biệt quan trọng lưu trữ vĩnh viễn.

3. Công việc hàng tháng kế toán cần phải làm

  • Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng).
  • Đối với những hóa đơn đầu ra thì tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó. Kể từ ngày 1/1/2014 những hóa đơn đầu vào không bị khống chế thời gian kê khai, nhưng phải khai trước khi Cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra.
  • Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng, và có số thuế TNCN được phải nộp trong tháng).
  • Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những DN mới thành lập dưới 12 tháng).
  • Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng liền kề
  • Tính giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán
  • Tính lương, bảo hiểm , các khoản phụ cấp khác cho người lao động
  • Tính khấu hao TSCĐ, tính phân bổ công cụ dụng cụ
  • Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế

4. Công việc hàng quý kế toán cần phải làm

  • Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo quý)
  • Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý.
  • Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.
  • Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý).
  • Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.

5. Công việc cuối năm kế toán cần làm

  • Cuối năm bạn nhớ làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4 .
  • Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm
  • Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm
  • Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ
  • Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và số tổng hợp
  • Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.
  • Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.
  • In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó
  • Lưu trữ các chứng từ và số sách

Trên đây là các công việc của một kế toán cần làm, để trách được sai xót và đảm bảo được công việc hiệu quả. Phần mềm kế toán Tâm Việt cung cấp đầy đủ các tính năng, để phục vụ số liệu kế toán, chính xác các báo cáo cần thiết và kịp thời theo đúng quy định của Cơ Quan Thuế (lãi lỗ theo mặt hàng; lãi lỗ theo từng hóa đơn; chi tiết các khoản thanh toán theo từng hóa đơn…), đồng thời có thể truy xuất nguồn gốc chứng từ chi tiết từ các sổ sách, tờ khai, báo cáo một cách dễ dàng giúp kế toán tiết kiệm thời gian, công sức và tránh các sai sót trong quá trình thực hiện.